80s toys - Atari. I still have
DocTruyenTeen.Wapgem.Com
HOMEChátGameFace
Chương 12
Trở về

Tết năm nay đến sớm, vừa qua lễ Giáng Sinh ngoảnh đi nghoảnh lại thoáng cái đã đến Tết nguyên đán.
Đương nhiên năm nay phải về quê ăn Tết. Thành phố Y cách thành phố A không xa, đi xe hơi chỉ khoảng hơn ba giờ đồng hồ, nhưng đường ngày tết đông, Dĩ Thâm và Mặc Sênh xuất phát từ sớm vậy mà về đến nhà đã hơn một giờ chiều.
Cảm thấy người bên cạnh im lặng hơi lâu, Dĩ Thâm đưa mắt nhìn sang. Từ tối hôm qua Mặc Sênh đã bắt đầu lo lắng, không hiểu sao khi sắp về đến nhà lại có vẻ bình thường?
Mặc Sênh nhìn ngoài của sổ, không nhìn thấy Dĩ Thâm đang nhìn mình.
Dĩ Thâm ngạc nhiên nhìn vợ, gọi:
- Mặc Sênh!
- Gì thế? - Chị quay đầu lại - Gì thế anh?
- Em có biết chơi mạt chược không?
- Chơi mạt chược? - Mặc Sênh tưởng mình nghe nhầm.
- Cô Hà rất thích chơi mạt chược, nếu em không biết chơi thì sẽ làm cô ấy mất hứng - Dĩ Thâm cố tình làm ra vẻ quan trọng.
Mặc Sênh băn khoăn, ý nghĩ trong đầu bỗng biến mất, chỉ còn lại hai chữ “mạt chược”.
- Làm thế nào bây giờ, sao anh không nói trước, em chẳng chuẩn bị gì cả.
- Bây giờ chuẩn bị vẫn kịp - Dĩ Thâm mỉm cười, dừng xe - Mặc Sênh, chúng ta đến nơi rồi.
Đã bao nhiêu năm Mặc Sênh không được hưởng không khí đón Tết vui vẻ đầm ấm như thế này.
Bên ngoài tuyết rơi lả tả, tiếng pháo tép từ xa vọng lại, cả nhà quây quần bên bàn ăn, nghe bà Hà ca cẩm.
- Hai đứa này càng lớn càng hư, một đứa đã cưới vợ, một đứa sắp lấy chồng, vậy mà không đứa nào báo với bố mẹ một câu…
Dĩ Văn nhăn mặt với Dĩ Thâm:
- Mẹ, mẹ đã nói suốt buổi chiều rồi còn gì.
- Lâu lắm các con mới về chơi ăn Tết, bà để cho chúng nó yên, đừng có làu bàu mãi thế - Ông Hà lườm vợ.
- Ông chán tôi rồi hả?
Ông Hà cả đời sợ vợ, nghe bà nói vậy lại nhăn nhó:
- Là tôi nói vậy thôi, bà thích thì cứ nói cho thỏa, nay mai chúng nó đi rồi không nói được nữa.
Trương Mại không hiểu tiếng địa phương, bắt Dĩ Văn phiên dịch, Dĩ Văn không chịu, vậy là anh chàng hờn dỗi, ngồi yên không nói.
Mặc Sênh mỉm cười ngồi nghe, nhiều năm nay chị đã quen ăn tết một mình, chị thèm khát không khí gia đình đấm ấm như thế này. Chị xúc động không nói được gì, dường như sợ nếu mình lên tiếng, bầu không khí tuyệt diệu này sẽ tan biến.
Sau bữa ăn, bà Hà tổ chức chơi mạt chược. Dĩ Thâm lẻn lên phòng sách, Dĩ Văn nhận trách nhiệm rửa bát. Vậy là Mặc Sênh, Trương Mại cùng chơi với ông Hà vốn chưa bao giờ dám trái ý vợ phải vào trận theo yêu cầu của bà Hà.
Bà Hà có kinh nghiệm mấy chục năm chơi mạt chược đã trở thành tay chơi lão luyện, ông Hà rèn luyện mấy chục năm, bản lĩnh cũng không kém, Trương Mại là nhà kinh doanh nên các món cờ bạc cũng khá rành, chỉ khổ cho Mặc Sênh mấy năm ở nước ngoài chỉ còn nhớ mang máng, giờ đây lâm trận đã thua thảm bại.
Dĩ Thâm từ trong phòng sách đi ra không tin vào mắt mình:
- Mới chưa đầy một giờ mà em đã thua thế này ư?
Mặc Sênh xấu hổ, ấp úng:
- Vận xấu thôi…
Dĩ Thâm vỗ vai Mặc Sênh, ra hiệu bảo đứng lên:
- Để anh…
Bây giờ mới gọi là kì phùng địch thủ, Mặc Sênh ngồi bên xem, càng xem càng thấy mê, không hề buồn ngủ. Dĩ Thâm giục mấy lần không được phải trợn mắt, Mặc Sênh mới chịu đi ngủ.
Đêm khuya, nửa mơ, nửa tỉnh, nghe thấy có tiếng mở cửa, đèn bật sáng:
- Xong rồi hả? Thắng hay thua?
Dĩ Thâm vén màn chui vào, vẻ mệt mỏi:
- Chỉ có một mình cô Hà thua.
Mặc Sênh trợn mắt:
- Ba người đàn ông bắt nạt một phụ nữ.
- Họ Hà có một qui định, trên bàn mạt cược không có chuyện nể nang nhường nhịn. Vả lại chưa thua sạch cô Hà chưa chịu thôi - Rồi anh ôm chị vào lòng - Ngủ thôi, mệt chết được. Tất cả là tại em.
Mặc Sênh rất ân hận, bình thường anh luôn bận rộn, về nhà ăn Tết lại phải vì mình mà mệt mỏi như vậy, thương quá. Vậy là ngoan ngoãn nằm gọn trong lòng anh, không dám quấy rầy.
Nhưng lát sau, Mặc Sênh thấy cặp môi ấm nóng của anh xê dịch trên cổ mình, chị trách:
- Anh đang mệt cơ mà?
- Ừ… nhưng anh vẫn có thể mệt thêm chút nữa - Dĩ Thâm thầm thì.
Sáng mồng một Tết, Mặc Sênh tỉnh dậy đã hơn bảy giờ, vừa ngồi dậy mặc quần áo lại bị Dĩ Thâm kéo vào trong chăn.
- Còn sớm, dậy làm gì? - Dĩ Thâm nói giọng ngái ngủ.
- Em phải dậy nấu cơm. Buông em ra - Chị cố gỡ tay Dĩ Thâm đang ôm chặt mình, nhưng không sao gỡ được, chị nhăn mặt rên rỉ - Dĩ Thâm…
- Nằm với anh thêm lát nữa - Dĩ Thâm nói, mắt vẫn nhắm.
- Đúng là! - Mặc Sênh lẩm bẩm - Dĩ Thâm, hôm nay anh lạ lắm.
Người Dĩ Thâm như cứng lại trong một thoáng im lặng mấy giây, anh hỏi giọng hơi thiếu tự tin:
- Lạ thế nào?
- Anh giống như đứa trẻ vậy! - Mặc Sênh mỉm cười thì thầm vào tai anh.
Tay Dĩ Thâm vẫn ôm chặt chị:
- Đừng làm ồn, ngủ đi.
Hình như cả nhà chưa ai dậy cả, Mặc Sênh đành nhượng bộ, đằng nào cũng không thể thoát khỏi vòng tay Dĩ Thâm:
- Ngủ tiếp vậy.
Nhưng… nằm thế này khó chịu lắm.
Vừa nhắm mắt chưa đầy một phút, Mặc Sênh bắt đầu cựa quậy, muốn nhấc đầu ra khỏi cánh tay Dĩ Thâm.
- Sao mà bướng thế không biết? - Dĩ Thâm mở mắt - Em đừng cựa quậy nữa được không?
Mặc Sênh nhăn mặt, chị muốn nằm gối bông, như vậy sẽ dễ chịu hơn.
- Dĩ Thâm - Mặc Sênh lại bắt đầu cựa quậy - Như thế này anh sẽ bị tê tay.
“Lại còn biết nghĩ cho người khác cơ đấy! Nếu không ôm chặt cô ta thì cả hai có nguy cơ cảm lạnh, cứ ôm chặt thế này là an toàn nhất”.
Dĩ Thâm dứt khoát giả bộ không nghe thấy, cứ nhắm mắt ngủ.
Mặc Sênh cựa quậy một hồi không kết quả, lại không ngủ được, mắt nhìn lên trần nhà, cuối cùng dừng lại trên khuôn mặt tuấn tú kề sát mình.
Dĩ Thâm quả rất đẹp trai!
Lặng lẽ hôn vào má anh, Mặc Sênh bắt đầu buồn ngủ, đầu vẫn nghĩ sẽ dậy sớm giúp cô nấu ăn.
Kết quả khi chị mở mắt đã hơn mười một giờ, không thấy Dĩ Thâm bên cạnh, vội trở dậy mặc quần áo ra ngoài, Dĩ Thâm và bác trai đang đánh cờ cạnh cái bàn rộng ở gian giữa.
Chị đến bên Dĩ Thâm nói nhỏ:
- Sao anh không đánh thức em?
Dĩ Thâm đang tập trung vào bàn cờ, sau khi đi xong một nước mới ngẩng đầu giục chị:
- Mau xuống bếp làm cơm đi.
Mặc Sênh thò đầu vào bếp, chỉ có một mình bác gái làm bữa.
Thấy Mặc Sênh ở cửa bác cười nói:
- Tiểu Sênh, dậy rồi hả, có lạ nhà không?
Chị lắc đầu, chị là người dậy muộn nhất, ngủ say như vậy lại còn lạ nhà gì nữa:
Cô để cháu giúp
Rồi cầm con dao trong tay bà Hà, chị bắt đầu thái thịt.
Bà Hà đi rửa rau, vừa rửa vừa nói chuyện cới Mặc Sênh, một lát sau như nhớ ra chuyện gì bà Hà nói:
- Ôi trời! bác hồ đồ quá, Tiểu Sênh, nhà cháu cũng ở thành phố Y này đúng không, khi nào tiện hai nhà gặp nhau ăn bữa cơm thân mật.
Mặc Sênh giật mình suýt cứa vào tay, chị mím môi, có nên nói ra không? Ngẩng đầu thấy nụ cười thân thiết của bà, mình không nên lừa dối bác, chị quyết định nói ra:
- Cha cháu…
- Mặc Sênh!
Vừa mở miệng thì Dĩ Thâm xuất hiện ở cửa, mặt anh nghiêm nghị, sắc mặt hơi tái.
- Cái thằng, làm người ta giật mình - Bác Hà trách yêu Dĩ Thâm.
Dĩ Thâm nhìn chị:
- Mặc Sênh áo khoác của anh đâu, sao anh tìm mãi không thấy?
Mặc Sênh rửa tay ra khỏi bếp.
Áo khoác Dĩ Thâm treo ngay cái giá áo đầu giường, vừa vào phòng chị đã nhìn thấy. Mặc Sênh ngẩn người trước giá áo, không hiểu thế nào.
Dĩ Thâm giơ tay với chiếc áo từ phía sau chị:
- Em đừng có suy nghĩ lung tung. Anh không muốn có ý nghĩ khác về em - Dĩ Thâm nói giọng nghiêm túc - Mặc Sênh, em phải tin anh.
Có một chút cay đắng trong giọng nói Dĩ Thâm, chị đã nhận ra và chị thấy đau lòng.
- Dĩ Thâm…
- Em cứ như vậy, đừng nghĩ nhiều.
Mặc Sênh ngước mắt nhìn Dĩ Thâm:
- Nhưng như thế anh sẽ trách em lắm chuyện.
- Em cũng hơi lắm chuyện - Anh vuốt tóc chị - Đúng thế, em rất lắm chuyện!
Tự dưng cảm thấy lòng nhẹ nhõm.
- Ra ăn cơm thôi, có lẽ bác đã làm xong rồi.
Lúc ăn cơm, bà Hà lại nhắc đến cha mẹ Mặc Sênh. Chị nói, cha chị đã mất, mẹ chị đang ở nước ngoài. Bà Hà thở dài không hỏi thêm. Bà định mời mọi người cơm xong chơi vài ván mạt chược để thư giãn, nhưng mọi người không mấy hào hứng. Ông Hà muốn đi ngủ, Dĩ Văn muốn đưa Trương Mại tham quan thành phố, bà đành từ bỏ ý định.
Tối hôm trước Dĩ Thâm ngủ ít, sau bữa trưa muốn ngủ bù. Mặc Sênh sáng dậy muộn nên không hề buồn ngủ. Nhân lúc Dĩ Thâm ngủ trưa, chị xem các đồ vật cũ của anh.
Một bài kiểm tra cũ kỹ chị cũng ngắm nghía hồi lâu, chị muốn nhìn kỹ nét chữ hồi nhỏ của Dĩ Thâm. Chị đọc từng trang cuốn vở tập làm văn của anh. Dĩ Thâm viết văn rất hay, toàn được điểm 9. Nghĩ đến các bài văn của mình phần lớn được điểm 6, họa hoằn mới có bài được điểm 7, Mặc Sênh không khỏi ghen tỵ. May mà phần văn bình luận anh viết không hay lắm, coi như cũng được an ủi.
Dĩ Thâm tỉnh dậy thấy Mặc Sênh ngồi trên nền, đang giở các đồ đạc của của mình. Anh “hừ” một tiếng cảnh báo:
- Hà phu nhân, bà đang xâm phạm đời tư của tôi.
- Dĩ Thâm, anh dậy rồi à? – Mặc Sênh ngẩng đầu, mắt sáng lên – Còn gì cho em xem nữa không?
Mặc Sênh say sưa ngắm nghía những kỷ vật cũ của chồng. Dĩ Thâm kéo chị đứng lên:
- Đừng ngồi trên nền.
Anh cầm lên một cuốn vở trong đống đồ trên nền:
- Sao cô Hà vẫn còn giữ những thứ này nhỉ?
- Bức ảnh này anh chụp lúc mấy tuổi? – Mặc Sênh chìa trước mặt Dĩ Thâm một tấm ảnh cũ, trong ảnh Dĩ Thâm mặc đồng phục, rất khôi ngô, tay nâng bằng khen
- Có lẽ trong cuộc thi vật lý toàn quốc năm lớp Bảy.
- Vật lý ư? Nhưng anh học luật cơ mà?
- Nhưng đến trung học anh thích các môn xã hội.
- Nếu biết anh học trường Trung Nhật, em cũng đến đấy học – Mặc Sênh nói vẻ tiếc nuối – Lúc đầu em cũng định học ở trường đó, nhưng trường quá xa nhà, buổi sáng chắc em không dậy sớm được.
- May mà em lười – Dĩ Thâm âu yếm nhìn chị - Cho nên anh mới yên ổn học hết trung học.
Mặc Sênh lườm anh:
- Còn ảnh nào không?
Dĩ Thâm lấy tập ảnh trong tủ:
- Không nhiều lắm, người nhà anh không thích chụp ảnh.
Tập album kiểu cũ, bìa đã ố vàng. Trang đầu tiên là ảnh đứa bé sơ sinh, bên dưới có hàng chữ nhỏ: “Dĩ Thâm hơn ba tháng”.
Đứa bé trong ảnh béo mũm mĩm, cau mày, vẻ mặt đăm chiêu, cương nghị hứa hẹn trở thành chàng trai giàu ý chí, nghị lực. Mặc Sênh ngắm nghía hồi lâu, chợt phát hiện điều gì, chị reo lên:
- Dĩ Thâm, thì ra ngay từ nhỏ anh luôn cau có.
- Bé tý đâu đã biết gì – Dĩ Thâm cau mày.
- Thật mà! – Mặc Sênh khẳng định – Bố em bảo lúc em còn nhỏ, vừa nhìn thấy máy ảnh là em cười tít mắt.
Những bức ảnh sau đó đều là ảnh chụp chung. Một thiếu phụ trẻ tay bế đứa con trai, ngồi bên người đàn ông trẻ, nụ cười rạng rỡ hạnh phúc nhìn vào ống kính. Mặc dù hồi đó kỹ thuật chụp chưa tốt nhưng vẫn chớp được vẻ tuấn tú, trang trọng của người đàn ông và nét xinh đẹp yêu kiều của người phụ nữ. Có thể thấy ngoại hình Dĩ Thâm rất giống cha.
Mặc Sênh lặng lẽ xem kỹ từng bức ảnh, thỉnh thoảng ngẩng đầu mỉm cười âu yếu nhìn chồng.
- Thôi – Dĩ Thâm lấy lại cuốn album trong tay Mặc Sênh, để lại vào chỗ cũ trong tủ - Lâu rồi, tất cả đều đã phai mờ.
Mặc Sênh nhìn vào mắt Dĩ Thâm hồi lâu, chị ôm chặt lấy anh. Lát sau chị nói:
- Chúng mình đi thăm họ được không?
- Đợi đến Tết thanh minh – Dĩ Thâm nhẹ nhàng vuốt mái tóc lởm chởm của chị - Đợi cho tóc em mọc dài thêm chút nữa, nếu không em sẽ là nàng dâu rất xấu.
Thời gian nghỉ Tết không nhiều, phần lớn thời gian của Mặc Sênh đều bị bác gái lôi kéo vào bàn mạt chược, nhưng tiếc rằng liên tục huấn luyện trong mấy ngày cũng không mấy hiệu quả. Mặc Sênh vẫn nhìn thấy quân bài trên bàn là quên quân bài trong tay, nhìn thấy bài của mình thì không biết người khác đánh quân gì.
Dĩ Thâm chỉ biết lắc đầu thở dài, không biết nên xấu hổ vì tư chất bà vợ của mình hay nên vui vì sau này ít nhất cô ta không làm khuynh gia bại sản vì mạt chược?
Ngày mai phải rời thành phố Y, tối đó Mặc Sênh trằn trọc không ngủ được. Dĩ Thâm ôm chị vào lòng khi chị trở người lần thứ ba
- Em nghĩ gì thế?
- Dĩ Thâm – Mặc Sênh im lặng, lúc sau mới nói – Em chưa kể với anh về mẹ phải không?
Dĩ Thâm xoa lưng chị:
- Chưa
- Quan hệ giữa bố mẹ em rất lạ… - Sắp xếp lại ký ức, chị nói tiếp – Lúc nhỏ, em luôn cảm thấy mẹ không thích em, có lẽ là do mâu thuẫn với bố, nhưng em không để ý. Về sau bố em xảy ra chuyện, em ở Mỹ, hai mẹ con mất liên lạc, mấy năm sau một người bạn của bố em cho biết, bố mẹ em đã ly hôn một tháng trước khi sự việc xảy ra. Chuyện bố tự vẫn trong tù thực ra mẹ em cũng có liên quan, bố không muốn liên lụy đến mẹ cho nên nhận hết tội về mình - Người chị run lên.
Dĩ Thâm vỗ về:
- Chuyện đã qua đừng nên nghĩ nhiều.
Mặc dù có tài ăn nói nhưng về mặt an ủi người khác, Dĩ Thâm rất kém, chỉ biết vỗ nhẹ vào má chị như dỗ trẻ con.
Mặc Sênh tưởng tượng ra cảnh Dĩ Thâm dỗ trẻ con bất giác bật cười, cảm giác nặng nề bỗng vơi đi
- Em không muốn buồn, chỉ là vừa rồi em nghĩ, bây giờ em đã nghĩ thoáng hơn trước nhiều. Mẹ ăn tết một mình không biết thế nào?
Dĩ Thâm nhìn lên trần nhà, trong đêm tối mắt anh càng tăm tối, nhưng giọng nói lại dịu dàng như màn đêm:
- Nếu em không yên tâm, sáng mai chúng mình đi thăm mẹ.
Mặc Sênh bắt đầu buồn ngủ, vùi mặt vào ngực chồng, nói giọng mệt mỏi:
- Ít nhất cũng cho mẹ biết cuộc sống hiện nay của em rất tốt.
Sáng hôm sau, Mặc Sênh và Dĩ Thâm lưu luyến từ biệt ông bà Hà, Dĩ Văn và Trương Mại được nghỉ ít hơn nên đã đi từ hôm trước.
Trước khi rời thành phố Y, họ đến khu mới Thanh Hà. Nhưng lần này họ cũng không gặp may, Mặc Sênh gõ cửa mấy lần mà nhà không có ai mở cửa.
- Có đợi không? – Dĩ Thâm hỏi
Mặc Sênh lắc đầu:
- Thôi, mình đi.
Chiếc cầu thang lộ thiên kiểu cũ vừa dốc vừa hẹp, lúc xuống lầu Mặc Sênh tỏ ra rất có kinh nghiệm:
- Loại cầu thang này phải đi chậm, nếu không sẽ va vào người khác ở chỗ ngoặt.
Dĩ Thâm nhìn chị bằng ánh mắt tinh nghịch:
- Em va vào người ta bao nhiêu lần rồi?
Mặc Sênh ấp úng:
- Không, mới có mấy lần.
- Chắc chắn là rất nhiều lần, vẫn tật cũ, đi không nhìn đường – Dĩ Thâm nắm chặt cằm chị, ngắm má bên phải, bên trái, đoạn thở dài – May vẫn chưa có bên nào bị lệch.
Mặc Sênh nhăn mặt với anh.
Ngồi vào xe ngoảnh nhìn ngôi nhà cũ, cảm thấy buồn, lần này vẫn không gặp, có lẽ hai mẹ con chị không có duyên với nhau.
Xe qua cổng khu, Mặc Sênh vô tình nhìn ngoài cửa, giật mình gọi Dĩ Thâm:
- Dĩ Thâm, dừng xe!
Dĩ Thâm phanh gấp, chiếc xe dừng lại tức thì. Mặc Sênh mở cửa xe chạy ngược lại, Dĩ Thâm không xuống xe, từ trong gương chiếu hậu anh nhìn thấy Mặc Sênh đuổi kịp một người phụ nữ trung niên người gầy gò.
Trong lòng đột nhiên cảm thấy bất yên, anh bất giác thò tay vào túi tìm thuốc lá nhưng không thấy, mới sực nhớ là mình đã bỏ thuốc, hoàn toàn không mang thuốc theo người. Anh nhắm mắt ngả đầu vào thành ghế, mở nhạc, điệu nhạc du dương vang lên. Đang nghe bỗng có tiếng gõ cửa, Dĩ Thâm mở mắt thấy Mặc Sênh đứng ngoài cửa xe ra hiệu cho anh mở cửa.
- Em vừa nói với mẹ, em đã cưới. Anh có đến gặp mẹ một lát được không? – Mặc Sênh hỏi
Dĩ Thâm lặng lẽ gật đầu.
Bà Phương Mai mẹ Mặc Sênh từ xa ngắm nhìn con gái cùng một người đàn ông trẻ dáng cao to đi đến. Mắt bà không tốt, chưa nhìn rõ người đứng đó nhưng trực giác mách bảo bà đó là người đàn ông ưu tú, xem ra Tiểu Sênh rất có mắt.
Chỉ có điều… bà cau mày… vừa rồi Tiểu Sênh nói tên anh là Hà Dĩ Thâm?
Hà Dĩ Thâm! Cái tên sao quen thế?
Thoáng cái hai người đã đứng trước mặt bà. Chăm chú quan sát người đàn ông trẻ, bà Phương Mai rất hài lòng, quả nhiên một người đàn ông điển trai khí chất sung mãn.
Mặc Sênh giới thiệu hai người với nhau:
- Mẹ em. Anh ấy là Hà Dĩ Thâm con đã nói với mẹ
Ánh mắt nghi hoặc của bà Phương Mai dừng trên người chàng rể lần đầu gặp mặt, cảm giác bất yên mỗi lúc càng hiện hữu, bà cố mỉm cười:
- Thì ra anh là Hà Dĩ Thâm, Tiểu Sênh nhà tôi coi như cũng có mắt.
- Mẹ - Mặc Sênh lúng túng.
Hai người đều im lặng, Mặc Sênh cũng không nói. Những điều chị muốn hỏi mẹ lại không thể. Sau mấy câu thăm hỏi, hai người dường như không biết nói gì nữa.
- Dĩ Thâm, anh có mang theo danh thiếp không? – Mặc Sênh hỏi
Dĩ Thâm gật đầu:
- Có, trên xe, để anh đi lấy.
Mặc Sênh ghi vội số điện thoại di động của mình lên danh thiếp của Dĩ Thâm, đưa cho mẹ:
- Mẹ liên lạc với con theo số máy này. Có việc gì mẹ cứ gọi cho con.
Bà Phương Mai nhận tấm thiếp nhìn lướt:
- Nếu các con vội đi, mẹ không giữ nữa.
Mặc Sênh do dự một lát, nói:
- Chúng con đi đây.
Vội vã từ biệt mẹ lên xe, Mặc Sênh cảm thấy dễ chịu hơn nhiều:
- Được như vậy là tốt lắm rồi.
Hai mẹ con xa cách nhau bảy, tám năm trời, còn nhiều điều chưa nói hết với nhau. Lần đầu diễn ra một cách khách khí như vậy, trái lại khiến Mặc Sênh cảm thấy nhẹ nhõm.
Dĩ Thâm không chú ý câu nói của Mặc Sênh. Ánh mắt dò xét của người đàn bà hướng vào anh khiến anh bỗng thấy cảnh giác: “Có lẽ bà ấy nhớ ra điều gì”.
Thấy Dĩ Thâm mãi không nổ máy, không biết anh đang nghĩ gì, lát sau không kìm được, Mặc Sênh kéo tay áo anh:
- Tài xế Dĩ Thâm, đã trở về mặt đất chưa?
Ánh mắt trong veo của Mặc Sênh nhìn anh tinh nghịch. Bóng ma của quá khứ vừa thoáng hiện bỗng tiêu tan. Ngước nhìn Mặc Sênh, Dĩ Thâm bật cười, thầm hỏi tại sao gần đây càng ngày càng cảm thấy một con người, một cá tính từng khiến anh đau đầu, bỗng quay trở lại? Lẽ nào giang sơn dễ cải, bản tính nan di?
Sự thật chứng minh câu nói của cổ nhân rất có lý và dự cảm của Dĩ Thâm cũng rất chính xác. Một Mặc Sênh hai mươi sáu tuổi đương nhiên từng trải hơn một Mặc Sênh mười chín tuổi, nhưng có vài cố tật mà Dĩ Thâm đã quen thuộc vẫn không hề thay đổi theo thời gian hay tuổi tác, ví dụ khi tranh luận với anh không được thì quay ra giận dỗi, ví dụ món ăn nào không thích thì gắp cho anh, ví dụ…
Không sao, Hà luật sư âm thầm thừa nhận, tuy nhiên anh cảm thấy mình đang hưởng thụ. Vả lại, nuôi dưỡng trở lại những tật đó của cô ấy đâu có dễ?

***
Lễ cưới đã định vào nửa tháng sau đó. Dĩ Thâm dự định sau lễ cưới họ sẽ dành ít thời gian nghỉ ngơi, cho nên thời gian này anh cố gắng hoàn tất công việc. Việc nào làm được thì cố làm cho xong, không kịp làm thì giao cho người khác, chương trình “Pháp luật và cuộc sống” đành từ chối không thể tiếp tục, còn công việc chuẩn bị cho lễ cưới, lên danh sách khách mời, lựa chọn khách sạn… Mọi việc đều do một mình Dĩ Thâm lo liệu. So với anh, Mặc Sênh quá ung dung nhàn hạ, thực ra việc đó có thể giao cho công ty dịch vụ hôn lễ lo liệu nhưng Dĩ Thâm thích đích thân chuẩn bị.
Đương nhiên Mặc Sênh cũng có chuyện đau đầu, chị không tìm được phù dâu.
Dĩ Văn không được, vừa qua Tết họ vội vàng đăng ký kết hôn.
Tiểu Hồng càng không được. Khi được báo về lễ cưới của Mặc Sênh, Tiểu Hồng giận dỗi trách chị đã đánh lừa cô ta, vì chuyện đó Mặc Sênh đã phải chiêu đãi cô ta mấy bữa để xoa dịu. Khi Mặc Sênh muốn Tiểu Hồng làm phù dâu cho mình, cô ta dãy nảy:
- Không được, nếu làm phù dâu nữa em mãi ế ẩm mất.
Chưa tìm được phù dâu, Mặc Sênh rất lo lắng.
Còn Tiêu Tiêu, sau khi được Dĩ Thâm cho biết tin về lễ cưới, Tiêu Tiêu lập tức gọi điện cho Mặc Sênh, bảo hai người có kết quả tốt đẹp như vậy là do công của cô ta, nhất định phải trả công cho bà mối.
Tóm lại Tiêu Tiêu cũng không muốn làm phù dâu.
Cuối cùng đã tìm được phù dâu, hoàn toàn bất ngờ.
Tối hôm đó, Dĩ Thâm nằm trên giường nghiên cứu tài liệu, anh đã ra lệnh cho Mặc Sênh không được quấy rầy anh.
Mặc Sênh nằm trên giường viết thiệp mời, chỉ cần viết ngay ngắn rõ ràng là được. Nhưng “chữ này là chữ gì?”, Dĩ Thâm viết láu quá.
Mặc Sênh ngẫm nghĩ hồi lâu…
Không thể đoán ra!
Cắn bút, “có nên hỏi Dĩ Thâm không?”. Ngẩng đầu lên thấy anh đang chăm chú đọc…
“Hình như anh bảo không được quấy rầy anh…”
“Thôi không cần hỏi, tạm thời để cái tên này lại!”
Đương nhiên, Mặc Sênh không phải là người luôn vâng lời. Học đại học, mỗi khi bị quấy rầy, Dĩ Thâm thường nghiêm mặt, thậm chí quát chị rất dữ. Mỗi lần bị mắng tuy có giận và cũng thấy tủi thân nhưng Mặc Sênh cảm thấy bình thường, sau đó chị lại chủ động làm lành. Nhưng bây giờ lại là chuyện khác.
Hôn nhân không phải chuyện đùa, chị không muốn làm anh phật ý cho nên tối kỵ làm trái lời anh. Nói thật, Mặc Sênh hơi sợ anh.
Nghĩ lại chuyện cũ, Mặc Sênh xấu hổ đỏ mặt, một Dĩ Thâm như bây giờ, trước đây chị không sao tưởng tượng ra
Nhưng chán quá… chép mãi chép mãi… Không chịu nổi, chị vớ lấy tờ giấy, viết mấy chữ:
“Dĩ Thâm, tại anh làm em bất hòa với đồng nghiệp”
Viết xong chìa cho Dĩ Thâm, như vậy không thể coi là quấy rầy anh.
Dĩ Thâm đang đọc tài liệu, cau mày liếc nhìn mấy chữ Mặc Sênh vừa chìa ra, cảm thấy tình hình nghiêm trọng liền viết hai chữ bên dưới:
“Thế nào?”
“Đào Nghị Thanh, anh biết rồi mà, bây giờ cô ấy biết anh và em trước đây quen nhau, cô ấy bực lắm, cho rằng em cố tình giấu cô ấy, nhưng tình hình của anh và em lúc đó, em có thể nói được gì?”
Dĩ Thâm dụi mắt, viết tiếp:
“ Nghiêm trọng lắm phải không?”
“Rất nghiêm trọng! Em và Nghị Thanh đã nói chuyện với nhau, em đã giải thích cho cô ấy hiểu, còn mời cô ấy làm phù dâu, cô ấy cũng đã đồng ý, nhưng Nghị Thanh bảo cô ấy sẽ không có quà mừng đâu” (tiếp đó vẽ một khuôn mặt đang khóc, rất buồn cười)
Quả nhiên rất nghiêm trọng!
Dĩ Thâm vứt mảnh giấy vào thùng rác, kéo chị vào lòng:
- Anh thấy em quá vô duyên!
Chị vùi vào ngực anh, bị anh tóm chặt eo, chị cười khanh khách, hai tay chống vào ngực anh muốn nhổm dậy. Mùi nước hoa sau khi tắm vấn vít quanh mặt anh, trong phút chốc đầu Dĩ Thâm như ngấm hơi men.
Đây là điều anh đã từng khao khát. Từ giờ trở đi bất luận thế nào anh cũng không buông!
***
Trước lễ cưới mấy hôm, văn phòng Luật sư Viêm Hướng Hà có một vị khách không mời mà đến.
Hôm đó Dĩ Thâm từ viện kiểm sát trở về, Mỹ Đình thấy anh nói ngay:
- Luật sư Hà, có một bà chờ anh đã lâu.
Nhìn theo tay chỉ của Mỹ Đình, Dĩ Thâm nhận ra một người quen quen. Vị khách thấy anh vội đứng lên chào một cách lịch sự. Đó chính là Bà Phương Mai, mẹ Mặc Sênh.
- Mời dùng trà – Mỹ Đình để hai tách trà lên bàn rồi lui ra.
- Cảm ơn – Bà Phương Mai lặng lẽ đưa tách trà lên miệng. Vốn là phu nhân thị trưởng, rõ ràng bà rất quen nghi lễ xã giao.
Mỹ Đình nhẹ nhàng khép cửa, phòng làm việc chìm trong yên lặng.
Bà Phương Mai ngắm nhìn người đàn ông trẻ ngồi sau bàn làm việc, lên tiếng trước:
- Lần trước vội quá, có lẽ anh đã nhớ ra tôi là ai?
- Tất nhiên – Dĩ Thâm nói với giọng thản nhiên – Triệu phu nhân!
Cách xưng hô lạnh nhạt càng khiến bà thêm hoài nghi, bà tỏ ra ôn tồn nói:
- Anh cũng không nên quá khách sáo, anh và Tiểu Sênh đã cưới nhau, anh cũng nên gọi tôi là nhạc mẫu mới phải.
Dĩ Thâm cười nhạt, không nói.
Bà Phương Mai mỉm cười:
- Nếu anh không quen có thể gọi tôi là bà Phương Mai.
- Bà Mai – Dĩ Thâm nhắc theo – Tôi rất tò mò. Bà đến đây có việc gì?
Bà Mai lại nhấp ngụm trà, thái độ có vẻ tự nhiên hơn:
- Lần trước chỉ trao đổi vài câu ngắn ngủi, Tiểu Sênh lại một mực ca ngợi anh, tôi hôm nay đến đây chẳng qua xem thưc hư thế nào. Hà luật sư không nên quá đề phòng.
- Nếu Mặc Sênh biết bà quan tâm đến cô ấy như vậy, chắc cô ấy sẽ cảm động lắm.
Bà nhìn khuôn mặt lạnh lùng của chàng trai, cười thân mật:
- Có phải anh cảm thấy tủi thay cho Mặc Sênh?
Thái độ Dĩ Thâm vẫn lạnh lùng:
- Mặc Sênh xưa nay chưa bao giờ cảm thấy tủi thân, tại sao tôi phải làm việc đó thay cô ấy?
- Quả có thế! – Bà nhướng mày vẻ khinh thị, đoạn thở dài nói – Tiểu Sênh từ nhỏ đến giờ tôi chưa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ đối với nó. Phần vì bận công tác, phần vì quan hệ giữa tôi và cha nó không được tốt nên không mấy quan tâm đến nó. May nó không phải đứa trẻ quá mẫn cảm, nó vẫn lớn lên khỏe mạnh.
Trước lời lẽ khẩn thiết của bà ta, Dĩ Thâm vẫn không động lòng:
- Nếu bà Mai muốn thể hiện tình mẫu tử, việc gì phải vòng vo như vậy? Bà nên nói trực tiếp với Mặc Sênh thì hơn.
Bà ta chăm chú quan sát Dĩ Thâm:
- Hình như anh có vẻ ác cảm với tôi?
- Có lẽ bà nhầm – Dĩ Thâm đáp gọn
Im lặng…
Bà Phương Mai lại nhấc tách trà lên, nhưng lại im lặng, một lúc nói tiếp:
- Tôi không biết song thân của Hà luật sư làm nghề gì, nếu có thời gian hai gia đình nên gặp nhau một lần.
- Có lẽ không thể, cha mẹ tôi đã mất từ lâu – Dĩ Thâm vẫn giọng thản nhiên.
- Quả đáng tiếc. Tôi thành thực xin lỗi – Giọng bà ta bắt đầu thiếu tự nhiên, nhưng không có vẻ ngạc nhiên, giống như bà ta đã sớm biết chuyện. Bà ta thở dài hỏi – Ông bà mất vì bệnh ư?
Dĩ Thâm tái mặt.
Thực ra mục đích chuyến đi của bà ta, Dĩ Thâm rất hiểu. Bà ấy có lẽ đã biết mình là ai, nhưng không biết anh có biết chuyện cũ hay không, cho nên mới lặn lội đến đây hỏi vòng vo thăm dò. Dĩ Thâm đương nhiên có thể giả bộ không biết, nhưng bây giờ anh thấy chán ghét kiểu thăm dò vòng vo đó.
- Bà Mai – Dĩ Thâm nói dằn từng tiếng – Vì sao phải vòng vo như vậy? Tại sao không hỏi thẳng tôi có biết đến cái chết của cha tôi là có liên can đến ngài thị trưởng Triệu Thanh Nguyên?.
Dĩ Thâm vừa dứt lời, cái mặt nạ từ bi ôn tồn của bà ta lập tức rơi xuống. Bà hấp tấp dứng dậy, mặt biến sắc:
- Nếu anh đã biết, tại sao còn cưới Tiểu Sênh, có phải để báo thù chúng tôi không? – Nhìn chằm chằm vào mặt anh, bà dằn giọng – Tôi không tin anh!
Mắt Dĩ Thâm lóe lên:
- Bà tin hay không chẳng liên quan gì đến tôi.
Bà ta sững người, đoạn dịu giọng hỏi:
- Tiểu Sênh có biết chuyện này không?
- Cô ấy không thích hợp để biết chuyện này, cũng vĩnh viễn không cần biết.
Từ lâu anh đã quyết dịnh cho dù không ở bên nhau, anh cũng không bao giờ cho Mặc Sênh biết chuyện. Chuyện này mình anh chịu đựng là đủ.
- Thực ra chuyện năm xưa chỉ là không may, không ai ngờ kết cục như vậy. – Bà Mai nói, có vẻ thực sự cảm thấy hối tiếc.
Năm xưa cái chết bất đắc kỳ tử của ông Hà khiến bà có ấn tượng sâu sắc về gia đình họ. Mười mấy năm sau, khi Mặc Sênh nhắc đến Hà Dĩ Thâm, bà cảm thấy quen quen. Khi nhìn thấy anh, bà càng hoài nghi, bà không yên tâm quyết định đi tìm hiểu. Quả nhiên ra anh chính là đứa con trai mười tuổi của nhà họ Hà năm xưa. Nhưng bà không biết đứa trẻ mười tuổi đó có biết chuyện về cái chết của cha nó hay không, cho nên mới có chuyến đi này.
Câu nói của bà Mai khiến Dĩ Thâm không muốn tranh luận nữa. Anh đứng dậy mở cửa sổ, không khí lạnh từ bên ngoài tràn vào, từ cửa sổ tầng mười nhìn ra một khoảng không bao la khoáng đạt hiện ra trước mắt Dĩ Thâm, làm vơi đi tâm trạng nặng nề do câu chuyện bà Mai gợi lại. Khi cha chết, Dĩ Thâm mới hơn mười tuổi, còn nhỏ tuy thông minh nhưng anh sao có thể hiểu được những ngoắt ngoéo phức tạp của cuộc đời.
Chỉ nhớ một hôm đi về học về thấy cha buổi sáng còn khỏe mạnh đã nằm trong bệnh viện, người đầy máu, đã tắt thở. Sau đó mẹ anh vốn khỏe mạnh cũng lâm bệnh, anh bỗng chốc trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. May người hàng xóm, đồng thời là bạn của cha anh nhận nuôi anh. Câu chuyện bi thảm sau này lớn lên anh mới biết. Khoảng những năm 80, cha Dĩ Thâm vay tiền ngân hàng đầu tư bất động sản, nhưng khi công trình xây dựng mới được một nửa thì ngân hàng thay đổi chính sách cho vay, vì vậy ông phải trả nợ trước thời hạn. Ông Triệu Thanh Nguyên chính là giám đốc ngân hàng thành phố Y hồi đó, giám đốc ngân hàng địa phương có quyền quyết định có thu hồi vốn cho vay hay không. Cha Dĩ Thâm sau nhiều lần tác động, cuối cùng đã khiến ông Triệu Thanh Nguyên đồng ý gian hạn cho thời gian trả nợ. Tuy nhiên ông Triệu Thanh Nguyên chỉ hứa suông mà không có hành động cụ thể, vậy là công sức, tiền bạc của cha Dĩ Thâm coi như đổ xuống sông xuống biển. Ông vẫn phải trả nợ theo chính sách mới, công trình xây dựng của ông đành bỏ dở, chủ xây dựng và bên vật liệu đòi nợ ráo riết, trong khi chạy trốn con nợ, ông bị ngã từ trên tầng đang xây dở và chết tại chỗ. Trong khi đó, ông Triệu Thanh Nguyên vẫn ung dung thăng tiến, lên tới chức thị trưởng. Mặc dù không trực tiếp gây ra cái chết của cha Dĩ Thâm, nhưng rõ ràng ông là nguyên nhân của bi kịch này. Cô Hà mỗi khi nhìn thấy ông ta phát biểu trên truyền hình, đều chỉ tay vào tivi nói với Dĩ Thâm:
- Dĩ Thâm, chờ xem, con người này nhất định sẽ bị quả báo.
Dĩ Thâm không thể nào quên được tâm trạng của anh khi được biết Triệu Mặc Sênh là con gái của Triệu Thanh Nguyên. Sự căm hận, sự phẫn nộ, đau đớn, nực cười lẫn lộn dày vò khiến anh không thể kiềm chế, nên đã trút tất cả lên đầu Mặc Sênh. Có lẽ trong đó còn có cả chút căm ghét chính bản thân, bởi vì ngay cả lúc đó anh cũng không có ý định chia tay Mặc Sênh.
Những lời anh nói ra khi đó chính anh cũng cảm thấy đau lòng, huống hồ Mặc Sênh? Thực tế, anh đã hối hận ngay sau đó.
Dĩ Thâm cau mày, chăm chú nhìn vào chậu hoa móng rồng màu đỏ ở ban công nhà bên cạnh. “Đúng vậy, chuyện cũ không nên khơi lại”, lúc đó anh còn trẻ, suy nghĩ không khỏi ấu trĩ, mới hơn hai mươi tuổi đầu anh không biết kiềm chế tình cảm của mình, bây giờ càng không nên đi vào vết xe cũ.
Thấy chủ nhân có ý đuổi khách, bà Phương Mai chợt nhận ra việc bà đến đây là hoàn toàn sai lầm. Nếu anh ta không có ý định báo thù, sự xuất hiện của bà chẳng phải nhắc anh ta nhớ đến chuyện cũ hay sao? Nếu anh ta có ý định báo thù, sự có mặt của bà liệu có ngăn cản được anh ta?
Nhưng dù sao bà vẫn không muốn chuyến đi vô ích. Bà trở lại vẻ ôn tồn như lúc mới đến:
- Tôi mong anh hứa với tôi một điều, mặc dù tôi không thân thiết với Tiểu Sênh, nhưng vẫn là mẹ nó.
Mãi không có câu trả lời…
Bà đến đây trong tư thế đầy kiêu hãnh, vậy mà vì Tiểu Sênh bà đã hạ mình. Bà đứng lên nói:
- Tôi đi đây.
Ra đến cửa, khi bà vừa cầm nắm đấm định mở, con người trẻ tuổi kia lại lên tiếng:
- Họ cho tôi mười năm, tôi cần Mặc Sênh cả đời! – Giọng nói chất chứa sự mệt mỏi, không quay đầu lại, anh tiếp – Tôi đầu hàng hiện thực.
Bà Phương Mai lúc đầu rất đỗi ngạc nhiên, chợt hiểu đó chính là lời hứa bà mong muốn ở anh ta. Bà quay đầu lại, cả người chàng trai bị bao phủ bởi nắng chiều hắt qua cửa sổ rộng, khuôn mặt nhìn nghiêng của anh giống như tạc đá. Bà chưa kịp nói gì thì người đó đã tiếp:
- Mặc Sênh hay suy nghĩ, chuyện này nhất định không nên cho cô ấy biết.
Văn phòng trở lại yên tĩnh, nhưng Dĩ Thâm không thể nào tiếp tục làm việc. Nhìn đồng hồ cũng sắp hết giờ làm việc, anh thu xếp tài liệu để mai làm tiếp.
Điện thoại di động trong túi đổ chuông, đó là tín hiệu tin nhắn. Chắc chắn là Mặc Sênh!
Mở máy, đúng là cô ấy: “Dĩ Thâm, hôm nay em lĩnh tiền thưởng, em mời anh đi ăn cơm, em sẽ đến chỗ anh ngay”.
Dĩ Thâm mỉm cười, trong đầu hiện ra cái vẻ đắc thắng của Mặc Sênh. Đang chuẩn bị trả lời thì điện thoại bàn réo vang. Nghe xong điện thoại lại có tin nhắn: “Sao không nhắn lại cho em? Anh không thể không mở máy. Điện thoại đáng thương, Dĩ Thâm đã vứt mày ở xó xỉnh nào rồi?”
Đúng là không có chút nhẫn nại nào cả! Dĩ Thâm bất giác lắc đầu, anh chỉ trả lời điện thoại khoảng một phút.
Anh nhanh chóng hồi âm: “Không cần lên, ở bên dưới chờ anh”.
Dĩ Thâm đứng bên cửa sổ, chờ Mặc Sênh xuất hiện. Hình như Dĩ Thâm cũng tự hỏi, vì sao anh có thể chờ lâu như vậy?
Thực ra chờ đợi và thời gian chẳng có gì liên quan đến nhau, đó là một thói quen, nó tự nảy sinh, còn anh không thể cưỡng lại.
Mặc Sênh đeo máy ảnh lủng lẳng trước ngực đã xuất hiện trong tầm mắt Dĩ Thâm. Chị đứng dưới bóng cây bên kia đường, cúi đầu bấm phím di động.
Lát sau, mẩu tin nhắn xuất hiện trong điện thoại của anh: “Dĩ Thâm em đến rồi, anh mau xuống đi, vẫn quy định cũ, em đếm đến một nghìn…”.
Chuyện ngoài lề.
Loài hoa không tên

Lúc tôi chín tuổi, anh Dĩ Thâm hàng xóm trở thành anh trai tôi.

Tôi vui lắm, sán đến bên mẹ hỏi: “Mẹ, từ này anh Dĩ Thâm sẽ ở nhà mình không về nhà anh ấy nữa phải không?”

Mẹ ôm tôi vào lòng , nói: “Đúng đấy, Dĩ Văn có thích không?”

“Thích” Tôi gật đầu lia lịa để chứng tở tôi rất vui, nhưng không hiểu sao trông mặt mẹ rất buồn.

Có một anh trai như Dĩ Thâm thật đáng tự hào, làm cho mấy đứa bạn gái phát ghen. Lại còn được cả thầy giáo chú ý đến. Vừa vào năm học mới, thầy giáo nhìn vào danh sách hỏi tôi: “Em quen Hà Dĩ Thâm phải không?”

Tôi gật đầu: “Vâng, anh ấy là anh trai em.”

“Ra vậy,” Thầy giáo cười: “Thầy cũng dạy anh ấy lớp bảy, xem ra thầy rất có duyên với hai anh em.”

Thầy giáo cười nói vui: “Vậy học kì này em làm lớp trưởng nhé. Anh giỏi chắc em cũng giỏi.”

Dần dần bọn con gái trong lớp tôi đều biết tôi là em gái của “Hà Dĩ Thâm”, có đứa còn lân la hỏi dò: “Dĩ Văn, anh ấy có nói với cậu anh ấy thích ai không?”

“Không” Dĩ Văn thẳng thừng trả lời.

“Này, Dĩ Văn, cậu biết không, Doãn Lệ Mai ở lớp trên thích anh cậu đấy.”

Hình như bọn họ rất thích chủ đề ai thích ai. Thậm chí có mấy đứa trong lớp với mấy chị lớp trên tiết lộ bí mật với tôi: “Cô nọ cô kia thích anh cậu…”, mà đối tượng thích Dĩ Thâm liên tục thay đổi.

Trong trường đúng là có rất nhiều cô thích Dĩ Thâm nhưng hình như anh ấy không quan tâm đến chuyện đó.

Có lúc sau khi Dĩ Thâm giảng bài cho tôi, tôi cố ý dò hỏi: “Dĩ Thâm, anh có thích ai không? Lớp em có nhiều đứa thích anh lắm.”

“Không.” Dĩ Thâm trả lời dứt khoát, rồi lại cắm cúi làm bài, không hề tỏ ra tò mò muốn biết ai thích mình.

Buổi chiều hôm đó, nhìn khuôn mặt nghiêng rất đẹp của Dĩ Thâm cúi xuống trang vở, trong lòng tôi có một cảm giác rất lạ, cảm thấy một niềm vui xốn xang.

Khi tôi vào lớp mười một thì Dĩ Thâm đỗ vào trường đại học C và chuyển đến học ở thành phố A, là nơi đối với tôi lúc đó rất xa xôi.

Tôi không quen trong nhà không có Dĩ Thâm, hình như cảm thấy rất trống vắng, lúc ăn cơm mẹ tôi vẫn quen xới bốn bát cơm, ròi nghĩ ra Dĩ Thâm đã xa nhà , mới đổ cơm vào nồi.

Tôi vẫn cảm thấ rất vuồn, ngay bên bàn ăn tôi dã thề: “Con cũng thi trường C.”

Bố tôi cười khen: “Dĩ Văn giỏi lắm, rất có chí.”

Nhưng chỉ có ý chí thì không đủ, mặc dù tôi học cũng khá, nhưng không đủ trình độ thi vào trường C, cố gắng một năm nữa e cũng không được. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định thi trường đại hoc N .

Khi tôi gọi điện thông báo tôi sẽ thi vào trường N, Dĩ Thâm ngạc nhiên: “Dĩ Văn, em có thể một trường khá hơn.”.

Nhưng không có trường nào khá hơn mà gần trường anh nhất- tôi nghĩ.

Khi nhận được giấy báo nhập học của trường N, tôi mới biết thế nào là “người tính không bằng trời tính”. Trường đại học cảu tôi đang xây dựng lại nên phải phân chia học ở nhiều địa điểm. khoa tôi học ở một địa điểm cách trường Dĩ Thâm hơn hai giờ đi xe bus.

Vậy là chỉ đến hè mới được gặp nhau.

Vào dịp hè năm thứ nhất tôi quen Mặc Sênh.

Tôi bỗng nhớ hôm đó, tôi cùng Dĩ Thâm ra phố mua đồ.

Sắp đến tết đường phố rất đông người qua lại, nhưng tôi nghe rất rõ có người gọi tên Dĩ Thâm, quay đầu lại tôi thấy một cô gai băng qua đường.

Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Mặc Sênh. Người mà sau này cả đời quấn quit bên Dĩ Thâm.

Lúc đó ấn tượng đầu tiên về cô ấy là sự xù xì.

Một cô gái xù xì.

Chiếc mũ nhung màu trắng, cổ quàng khăn quàng bằng len thô cũng màu trắng, chỉ để không đôi mắt đén rất to, đồng tử lấp lánh, vừa linh hoạt , vừa đáng yêu.

Trông cô ta như một quả cầu bằng bông xù xù khoác tay Dĩ Thâm, líu lo như chim: “Dĩ Thâm, em biết nhất định sẽ gặp anh. Em biết mà.”

Cô ta bám chặt cánh tay Dĩ Thâm, ríu rít một hồi, mới phát hiện có tôi bên cạnh, đột nhiên im bặt nghị hoặc nhìn tôi rồi lại nhìn Dĩ Thâm.

Dĩ Thâm vội giải thích: “Đây là em gái tôi, Hà Dĩ Văn.”

Tôi nhớ trước đây lúc ra phố, chúng tôi cũng nhiều lần gặp mặt bạn gái cùng lớp với Dĩ Thâm , họ đều nhiệt tình giữ chúng tôi lại, nheo mắt nhìn tôi: “Dĩ Thâm, bạn gái phải không?”

Thấy Dĩ Thâm có vẻ phật ý, họ không dám đùa nữa.

Chưa bao giờ thấy Dĩ Thâm vội thanh minh như thế.

Cô ấy nghe vậy cười tít mắt nhìn tôi, có vẻ hơi nịnh bợ: “Chào em chị là Mặc Sênh, là bạn gái anh trai em.”

Tôi choáng váng không biết làm gì, đứng ngây nhìn cô ấy.

Hình như thái độ của tôi làm cô ấy sợ, nhưng không biết làm thế nào, lại quay sang nhìn Dĩ Thâm.

Dĩ Thâm vội kéo tay cô ấy nói gay gắt: “Vừa rồi em lại không nhìn đường, tại sao sắp đèn đỏ mà vẫn sang đường?”

Bi mắng cô ấy có vẻ mất hứng, cúi đầu đá viên sỏi ở trên đường: “Em vui quá nên quên mất, không ngời lại gặp được anh. Anh không cho em số điện thoại gia đình, em đành lang thang trên phố, hy vọng gặp may. Em đã đi mấy ngày rồi”

Giọng cô ấy mỗi lúc một nhỏ, bỗng đá vào chân Dĩ Thâm một cái , đoạn quay người bỏ chạy: “Em đi đây.”

Dĩ Thâm có lẽ bị bất ngờ, đứng ngây ra, đến khi tôi đến kéo tay anh ấy: “Đi thôi Dĩ Thâm.”

Vừa đi được mấy bước bỗng Dĩ Thâm quay đầu lại, tôi cũng quay đầu nhìn theo, thấy cô ấy đứng đằng xa nhìn chúng tôi chằm chằm. thấy chúng tôi nhìn, cô ta luống cuống quay người bỏ chạy.

Tôi thấy Dĩ Thâm ngẩn người trong giây lát, ánh mắt có vẻ gì đó mà tôi chưa từng thấy.

Anh ấy trao cái túi trong tay cho tôi nói: “Dĩ Văn, chờ anh một lát nhé.”

Không chờ tôi trả lời Dĩ Thâm chạy về phía cô gái.

Hình như Dĩ Thâm chỉ đi khoảng mười phút nhưng tôi thấy rất lâu.

Khi anh ấy quay lại tôi làm như vô tình hỏi: “Dĩ Thâm, trước đây anh đã nói không yêu khi còn đi học kia mà.”

“À.”

“Nhưng…”

thái độ vừa rồi của Dĩ Thâm rõ ràng anh ấy đã công nhận.

“Đấy là do anh…” Dĩ Thâm thở dài: “Cô ấy bám anh dưc quá.”

Trước đay không ít cô gái bám theo Dĩ Thâm, có lẽ cô này bám dữ nhất. nghĩ như vậy giống như đã tìm được cái cớ, ấn tượng của tôi về cô ây cũng xấu đi.

Nhiều năm sau nhớ lại cảnh tượng hôm đó, tôi nghĩ mình bỏ qua rất nhiều chi tiết, như cử chỉ, ánh mắt lời nói của Dĩ Thâm lúc đó. hoàn toàn không bình thường.

Nhưngx ngày tháng đó thật là vui. Khai giảng năm thứ hai, nhà trường thông báo cho chúng tôi một tin vui, chỉ có điều sai khi toio biết tin Dĩ Thâm đã có người yêu, không biết đó còn là tin vui với tôi hay không.

Trường tôi cuối cùng đã trở về địa điểm cũ, trường lớp mới tinh, chỉ cách trường Dĩ Thâm một con đường.

Còn tôi và Mặc Sênhcũng trỏe thành “bạn tốt” của nhau theo cách nói của cô ấy.
Khi ba tháng chúng tôi đi cùng nhau. MẶC SÊNH bao giờ cũng một tay nắm tay tôi, tay kia kéo tay Dĩ Thâm: “Dĩ Thâm, anh đi chậm thôi, Dĩ Văn không theo kịp.”
Dĩ Thâm cau có: “Nếu em không kéo tay, có khi Dĩ Văn sẽ đi nhanh hơn.”

Sau đó cô ấy quay đầu nhìn tôi vẻ tội nghiệp: “Dĩ Văn sao em dịu dàng như vậy, mad anh trai em dữ thế. Hai an hem tính tình chẳng giống nhau tí nào, mặt mũi cũng không , có phải một người giống bố một người giống mẹ không?’

Tôi nhìn Dĩ Thâm có vẻ dò hỏi. nét mặt anh ấy hơi thiếu tự nhiên, nhưng lập tức trở lại bình thường.

Dĩ Thâm chưa bao giờ kể cho cô ấy chuyện gia đình! Tôi lập tức đoán ra, một niềm vui vô cớ trào lên trong tôi.

Đây là bí mật chỉ mình tôi biết.

Dần dần không biết tại sao, càng ngày tôi càng thân thiết với cô ấy. Mặc Sênh cũng bắt đầu thích rủ tôi đi phố, khi gọi điện cho tôi, câu phàn nàn về Dĩ Thâm thường là: “Dĩ Thâm ngốc lắm, không biết đâu.”

Hôm sinh nhật tôi, Mặc Sênh muốn tặng tôi một cái bánh gato, nên đã kéo tôi đến hiệu bánh sinh nhật hỏi tôi thích bánh gato loại nào, tôi nói thích bánh ga tô có mùi sô cô la.

Mặc Sênh cười giòn tan: “Mình cũng thích socola. Dĩ Văn chúng mình rất hợp nhau?”

Hợp cái gì, chẳng qua tôi thấy cô ấy luôn đưa mắt về phía bánh gato socola mà thôi.
Mặc Sênh đối xủ với tôi quả là rất tốt.

Nhiều lúc tôi là cứu tinh của cô ấy.

Ví dụ như bây giờ.

“Dĩ Văn, thảm quá, tiếng Anh của chị chỉ được 4,5 điểm.” Trong điện thoại một giọng nói thiểu não.

Tôi an ủi cô ấy, nhưng trong lòng cảm thấy rất đắc í. Bao nhiêu cô gái giỏi tiếng Anh theo đuổi Dĩ Thâm tại sao anh ấy lại chọn Mặc Sênh?

“Hết đời rồi! nhất định Dĩ Thâm sẽ mắng chị.”

Mặc Sênh có vẻ hoảng sợ thật sự.

Bỏ cô mới phải!

Trong đầu tôi hiện lên í nghĩ đó, sau đó tôi thấy sợ chính mình,sao tôi lại có í nghĩ độc ác như vậy?

“Em thi được mấy điểm?” Cô ấy hỏi.

“Tám điểm rưỡi.”

“Tám điểm rưỡi.” Cô ấy nhắc lại vẻ thán phục.

“Giỏi quá, vậy là em đạt tiêu chuẩn học sinh giỏi rồi. Dĩ Văn giỏi quá!”

Đột nhiên cô ấy chuyển giọng vui vẻ: “À, Dĩ Thâm cũng vừa đoạt giải nhất môn tiếng Anh, tối nay chúng mình đi ăn, chúc mừng chiến thắng của hai an hem, tỉ số hai một, chúng ta sẽ thắng.” VẺ chán nản thi trượt vừa rồi đã bay biến.

Buổi tối ăn cơm, Dĩ Thâm mặt nhăn nhó, không hề có vẻ vui mừng của người đạt giải nhất. tôi hiểu tâm tư của anh ấy, tiếng Anh của Mặc Sênhlà do anh ấy kèm, bây giờ cô ây thi không đỗ, Dĩ Thâm vốn theo chủ nghĩa hoàn mĩ, cho nên anh ấy còn buồn hơn cả Mặc Sênh.

Đương nhiên, tôi cũng bênh vực cho Mặc Sênh, nào là môn này khó, nào là khối lượng người cũng bị thi lại, mặc dù bản thân tôi cũng không cho là vậy.

Đợi Dĩ Thâm dịu đi ít nhiều, Mặc Sênhmới dám nhỏ nhẹ phàn nàn: “Tiếng Anh thật đáng ghét, trật tự chẳng ra gì, đằng nào sau này mình cũng không ra nước ngoài, việc gì phải học nó cho mệt…”

Mấy năm sau, nghĩ tới câu nói này của Mặc Sênh, tôi ảm thấy cuộc đời quả là bất trắc, chẳng có điều gì có thể nói trước được.

Ăn cơm xong, đi dạo một lát tôi về trước, lúc sắp ra khỏi trường Dĩ Thâm, tôi mới sực nhớ ra cuốn sách Dĩ Thâm mượn giúp, tôi để trong túi xách của Mặc Sênh. Ngày mai lên lớp tôi cần cuốn sách đó, vậy là tôi đành quay trở lại lấy.

Vườn trường là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân, mặc dù tôi đã biết nhưng khi nhìn thấy trên ghế đá, dưới tán cây từng cặp từng cặp quán chặt nhau, ôm hôn rất tự nhiên, tôi vẫn không khỏi giật mình.

Rất ngại đi ngang qua chỗ họ, tôi rẽ vào con đường nhỏ.

Con đường này yên tĩnh hơn nhiều, đi một đoạn tôi bắt đầu thây hối hận tại sao minh flaij đi vào con đường vắng thế này, đành cúi đầu cắm cúi đi, mong qua vườn cho nhanh. Tuy nhiên khi đi ngang qua mấy phiến đá ven cái hồ nhỏ, tôi ngoảnh đầu nhìn lại lần nữa.

Dưới ánh trăng mờ, Dĩ Thâm đang ôm cô ta, cô ta ngồi trên đùi anh ấy, anh ấy hôn cô ta.

Đêm hôm đó tôi nằm mơ thấy Dĩ Thâm

Những chi tiết vụn văt không liên kết với nhau, cái cầu lúc nhỏ chúng tôi thường đi học qua, tôi và Dĩ Thâm trốn dưới gầm cầu, sau đó là cảnh ở nhà, buổi chiều yên tĩnh, nàh vắng vẻ, Dĩ Thâm mắt nhắm nghe băng tiếng Anh, tôi định hỏi bài, thấy vậy không dam quấy rầy, đành đứng ngoài cửa nhìn anh rất lâu…

Cuối cùng tôi thấy mình đứng trong vườn trường, thấy Mặc Sênh ngồi trong lòng Dĩ Thâm, gục đầu vào ngực anh, hai tay mân mê nghịch tay anh ấy, Dĩ Thâm cứ để yên, hai người im lặng bên nhau. Dĩ Thâm ôm cô ấy vào lòng cúi đầu hôn cô ấy.



Vậy là lần đầu tiên tôi biết, thì ra trong mơ cũng có thể đau lòng, có thể đau đến mức tỉnh giấc.

Thực ra tôi không cảm thấy Dĩ Thâm thích Mặc Sênh lắm, mặc dù anh ấy thừa nhận Mặc Sênh là bạn gái của mình.

Tôi từng giả bộ vô tình hỏi dò Mặc Sênh, hai người quen nhau thế nào, yêu nhau thế nào?

Cô ấy thường lắc đầu, nhún vai, chỉ nói những chi tiết vụn vặt: “Mình chỉ có bám riết anh ấy” rồi kéo tay áo Dĩ Thâm bên cạnh, hỏi: “Đúng không Dĩ Thâm?”

Dĩ Thâm chỉ “hừ” một tiếng không trả lời.

Dĩ Thâm đối với cô ấy dường như không có gì đặc biết so với người khác, luôn lạnh lùng, ít nói, cũng thấy có cử chi thân mật nào. Lúc đi đường nếu Mặc Sênh không khoác tay thì Dĩ Thâm thường đi một mình vượt lên trước. Có lần Mặc Sênh phàn nàn với tôi: “Dĩ Văn, em có thấy Dĩ Thâm thích chị không?nếu mấy ngày chị không đến thăm anh ấy chắc Dĩ Thâm chẳng còn nhớ đến chị…”

Mặc Sênh ngước mắt nhìn tôi đầy tủi hờn.

Tôi nói: “Chị thử giận anh ấy xem sao, xem Dĩ Thâm có đến dỗ chị không?” Dĩ Thâm trước nay rất ghét giận dỗi vô cớ, tôi nói với Mặc Sênh như vậy thực ra có dụng í xấu.

“Chắc chắn là không.” Mặc Sênhlắc đầu, chán nản: “Hơn nữa, chị cũng không dám.”
Tiếp xúc với họ càng lâu, càng cảm thấy Dĩ Thâm chấp nhận Mặc Sênh, có lẽ là do cô đơn nhất thời.

Mặc Sênhchỉ là một thời điểm trong cuộc đời anh ấy, sẽ nhanh chóng qua đi.

Bởi vì họ khác nhau như vậy, một người điềm tĩnh, ít nói, một người xốc nổi, ồn ào, một người sớm chín chắn, một người quá ngây thơ. Điều tôi cần làm chỉ là nhẫn nại chờ đợi Dĩ Thâm nhận ra họ hoàn toàn không hợp nhau.

Nhưng cảnh tượng tôi tận mắt mục kích ở vườn trường đã phá vỡ niềm tin của tôi.
Thì ra ở nơi tôi không nhìn thấy, ở nơi không có tôi, họ như vậy.

Thân thiết như vậy…

…như vậy.

Trong đầu tôi lại hiện lên cảnh tượng trong vườn trường, tôi trở mình vùi đầu vào gối. đã mấy ngay trôi qua, cứ nghĩ đến cảnh tượng đó long tôi đau nhói.

Kí túc xá đã tắc đèn, nhưng mấy đứa con gái hay chuyện vẫn chưa chịu đi ngủ, đang tán gẫu chuyện yêu đương. Tôi vốn ghét những trò nhăng nhít dó của họ, nhưng lần này tôi chủ động tham gia “Nếu đàn ông không thích phụ nữ thì có hôn cô ta không?”
Lập tức có câu trả lời.

“Chỉ cần không ghét, kiss chẳng là gì hết, thậm chí có thể lên giường với nhau. Dĩ Văn có anh chàng nào kiss cậu phải không?’ Họ nhao nhao trêu tôi.

Tôi nhìn lên trần nhà không trả lời.

Không thích cũng có thể hôn, cho nên có phải Dĩ Thâm thực ra cũng không thích Mặc Sênh lắm?

Mấy đứa con gái vẫn truy hỏi tôi: “Dĩ Văn, nói đi có phải anh chàng nào kiss cậu, đúng không? Yên tâm đi nếu là Dĩ Văn thì có thể, nhất định anh ta thích cậu, cậu rât toàn diện, mọi tiêu chuẩn đều tốt, xinh đẹp, thông minh…”

Tôi lặng thinh nghe họ nói.

Điều kiện tốt ích gì cơ chứ? Dĩ Thâm đâu có thích tôi.

Có điều, nếu Mặc Sênh ưu tú hơn tôi, có lẽ tôi cũng cam lòng, nhưng nhiều mặt cô ấy không bằng tôi.

Tại sao lại là cô ta?

Đêm đó tôi ngủ thiếp đi trong lòng ngổn ngang.

Ngày hôm sau, tôi vẫn đến trường Dĩ Thâm, vẫn ăn cơm cùng họ, nhưng không còn bình thản như trước nữa.

Dần dần tôi đi đến quyết định, coi như Dĩ Thâm không thích tôi, thì tôi cũng không muốn đóng vai em gái anh ấy nữa.

Vậy là vào một ngày hơn một tháng sau đó, tôi hẹn gặp Mặc Sênh

Tôi ngồi trong nhà hàng Mcdonald với tư tưởng đã chuẩn bị tốt, chờ cô ấy.

Mặc Sênhlưng đeo xắc, lướt qua cửa sổ. nhìn thấy tôi , cô ấy vẫy tôi qua cửa kính, nhanh nhẹn đẩy cửa bước vào.

Hôm ấy tâm trạng Mặc Sênh rất tốt. khi cô ấy vui rất dễ nhận ra vì bước đi luôn nhảy chân sáo.

Khi trường tôi mới chuyển về gần trường của Dĩ Thâm, Mặc Sênh là người đầu tiên đến đón tôi. Lúc đó tôi đứng ở cổng trường đợi Dĩ Thâm, từ xa vừa thấy cô ấy đi vào vừa nhảy tung tăng trên con đường rợp bóng cây dẫn đến cổng trường, ánh nắng xuyên qua kẽ lá chiếu trên người cô ấy, cả người Mặc Sênh như tắm trong nắng.

“Dĩ Văn, chào bạn. Dĩ Thâm đang bận họp, cử tôi đến đón bạn.” Lúc đó cô ấy bước đến trước mặt tôi cười nói như vậy. bây giờ cô ấy đi đến trước mặt tôi cũng với nhưng bước chân sáo như vậy: “Dĩ Văn đến sớm thế?”

Mặc Sênhngồi đối diện với tôi: “Chúng ta ăn gì, mình có phiếu ưu tiên.” Cô ấy lấy trong xắc tập phiếu ưu tiên để trên bàn.

“Gì cũng được.”

“Vậy thì mình chọn đồ ăn trẻ em, đồ chơi thì dành cho Dĩ Văn.” Mặc Sênh vui vẻ nói giọng tỏe ra nghiêm túc.

Tôi biết co ấy đang đùa, nhưng không thể nào cười được, tôi bỗng thấy ghét sự vui vẻ của cô ấy, trái ngược với tâm trạng căn thẳng của tôi lúc đó.

Mặc Sênh đi xếp hàng, bảo tôi ngồi giữ chỗ.

Người xếp hàng rất đông, Mặc Sênh đứng ở cuối hàng, nhưng không yên, thỉnh thoảng lại nhô người ra ngó nhìn vào cửa quầy hàng. Một người đàn ông bê cái khay đi quá, cô ta vô tình chạm vòa cái khay làm đổ cốc Coca. Mặc Sênh rối rít xin lỗi , rồi luống cuống thu dọn.

Tôi nghĩ giá bây giờ Dĩ Thâm có mặt ở đậy chắc chắn anh ấy sẽ cau mày, rồi sẽ lại giúp cô ấy thu dọn.

Một người hậu đậu như vậy có thể giúp gì cho Dĩ Thâm? Mặc Sênh là Dĩ Thâm là hai thế giới hoàn toàn khác nahu, cô ta cứ vô tư vậy làm sao đi vào thế giới nội tâm của Dĩ Thâm, Dĩ Thâm cần một người có thể giúp đỡ anh ấy, có thể chăm sóc anh ấy, chứ không phải một người luôn cần được chăm sóc.

Mặc Sênhbê cái khay trở lại, vạt áo bị giây nước coca, nhưng cô ta không để í, quay sang tôi nói:”Dĩ Văn, đừng nói với Dĩ Thâm chuyện này nhé, chuyện mình vừa gây ra ấy.”

Tôi gật đầu ăn mấy lát khoai rán.

“Mặc Sênh.” Tôi bắt đầu.

Mặc Sênh vừa dùng ống hút uống coca nghe gọi, ngẩng đầu , đôi mắt đen nhìn tôi.
Tôi vội tránh ánh mắt của cô ấy, nói nhanh: “Tôi và Dĩ Thâm không phải là anh em, trước đây hai gia đình chúng tôi là hàng xóm của nhau, cùng họ nên bố mẹ đặt tên giống nhau. Sau đó bố mẹ Dĩ Thâm qua đời, bố mẹ tôi nhận nuôi Dĩ Thâm.”

Tôi nói một mạch, Mặc Sênh vừa hút coca vừa ngẩn người, nghe tôi nói, không có phản ứng gì.

Bỗng tôi trở nên nóng nảy, ngữ khí trở nên nghiêm trọng: “Cô không hiểu sao? Chúng tôi hoàn toàn không phải là anh em, chúng tôi hoàn toàn chẳng có gì gần gũi về huyết thống.”

“Dĩ Văn đang đùa đấy à?” Cuối cùng cô ấy nói, lại là câu tôi bực mình nhất.

“Dĩ Thâm chưa bao giờ nói…” Cô ta phân vân.

“Chuyện nhà chúng tôi tại sao Dĩ Thâm phải nói với cô? Dĩ Thâm có bao giờ nói với cô chuyện gì quan trọng không?” Thấy Mặc Sênh lúc ấy tái mặt, tôi biết tôi đánh trúng điểm yếu của đối phương. Tuy nhiên, đúng khi hai người ở bên nhau, chẳng có gì giống đôi tình nhân mà giống như một người lớn nom một đứa trẻ, người lớn có nói với đứa trẻ con chuyện lớn không?

Về sau, khi tôi hoạt động trong thương trường có người nhận xét: “Dĩ Văn có thể coi là ví dụ điển hình không nên đánh giá con người qua ngoại hinh. Thoạt nhìn rất dịu dàng , yếu đuối,có vẻ dễ bắt nạt, thực ra rất cao tay, biết đánh trúng điểm yếu của đối phương, dồn người ta vào chân tường.”

Tôi nghe vậy, chỉ cười nhạt, chỉ thỉnh thoảng nghĩ lại lần đầu tôi phát huy bản lĩnh đó, chính là vào buổi chiều hôm đó, đối vào người bạn tốt của mình, đối với một người thực sự không hề có lòng tin vào tình yêu của mình.

Tuy nhiên, hồi đó có ai tin vào tình yêu của hai người ấy? tôi, bạn vè Dĩ Thâm , bạn bè của Mặc Sênh, mọi người đều cảm thấy họ không hợp nhau, cho rằng sớm muộn gì họ cũng chia tay.

Lúc đó có lẽ chỉ có một mình Dĩ Thâm cảm thấy hai người sẽ mãi mãi là của nhau.
Tuy nhiên Dĩ Thâm sai ở chỗ quá tự tin,

Tôi nhìn Mặc Sênh lúc đó rõ ràng bắt đầu hoảng hốt, ném quả bom thứ hai: “Hôm nay tôi chính thức tuyên bố với cô, tôi yêu Dĩ Thâm, nhưng tôi không muốn yêu thầm yêu vụng, tôi với cô sẽ công khai cạnh tranh.”

Nhân đà tôi nói câu cuối cùng: “Triệu Mặc Sênh, chị tưởng chị mạnh hơn tình cảm hơn hai mươi năm giữa tôi và Dĩ Thâm sao?”

Nói xong tôi đứng dậy đi thẳng. trong mấy giây lúc mở của ra ngoài, tôi thầm nghĩ chỗ thức ăn Mặc Sênh vừa mua chưa hề động đến, không biết cô ấy có còn tâm trạng để ăn hay không

Mấy ngày tiếp theo tôi ở lì trong trường không sang chỗ Dĩ Thâm cũng chẳng đi đâu. Cuộc sống của tôi theo trật tự cố định – phòng ở- lớp học – nhà ăn và ngược lại

Nghĩ đến cùng thực ra tôi là người hèn nhatsm có lẽ cón bỉ ổi nữa. tôi không dám nói thẳng tình cảm của mình với Dĩ Thâm, cho nên phải đi tìm Mặc Sênh, để cô ấy nói với Dĩ Thâm.

Xưa nay, tôi chưa bao giờ coi anh là anh trai, anh biết không?

Dĩ Thâm sẽ trả lời thế nào?

Tôi luôn nghĩ đến câu trả lời của Dĩ Thâm, tâm trạng tôi lúc chứa chan hi vọng,lúc hoàn toàn tuyệt vọng, su đó một tuần liền không hề có tin tức của họ, tâm trạng lúc đó biến thành nỗi hoang mang.

Mấy lần nhấc điện thoại, lại không biết gọi cho ai. Triệu Mặc Sênh ư? Sẽ như cuộc nó chuyện lần trước sao? Hay là Dĩ Thâm? Thời gian dài đến mức tôi cảm thấy mình bị họ bỏ quên. Lại qua hai ngày nữa, cuối cùng tôi không chịu được, tôi sang trường của Dĩ Thâm, lúc đó mới biết chỉ có mấy ngày ngắn ngủi đã xảy ra chuyện kinh thiên động địa.

Mặc Sênh ra đi.

Nghe nói cô ây đi mỹ.

Ảnh hưởng sự ra đi của Mặc Sênh đối với Dĩ Thâm mấy năm sau tôi mới dần dần nhận ra. Lúc đó tôi thậm chí cho rằng ảnh hưởng là rất nhỏ, bởi biểu hiện của Dĩ Thâm, hoàn toàn có thể xem là bình tĩnh.

Hôm đó với tâm trạng thấp thỏm tôi đến tìm Dĩ Thâm.

Trường C có một qui định bất thành văn: Nam không được tùy tiện vào kí túc xá nữ, còn nữ có thể thoái mái vào khu kí túc xá nam, cho nên tôi đi thẳng đến phòng Dĩ Thâm.

Dĩ Thâm không có ở đó.

Bạn bè Dĩ Thâm đều biết tôi, vừa thấy tôi đã hỏi ngay có biết Mặc Sênh đã ra đi.
Tôi sững người.

Trước khi Dĩ Thâm về, mấy người trong phòng đã nói qua tình hình cho tôi biết, có người còn khuyên tôi an ủi Dĩ Thâm, không nên luyến tiếc con người vô trách nhiệm ấy….

Những gì họ nói sau đó tôi hoàn toàn không nghe được, tôi đã nghĩ đến rất nhiều tình huống nhưng không nghĩ đến tinh huống Mặc Sênh ra đi. Trong đầu tôi chỉ có một í nghĩ, tại sao cô ấy dứt khoát ra đi như vậy? là do giống như tôi thường nói đùa với nhau “ra đi không lời từ biệt” hay là do những câu nói của tôi?

Đúng lúc tôi đang băn khoăn thì Dĩ Thâm từ văn phòng khoa trở về. trông anh ấy có vẻ vẫn bình thường hình như có hơi gầy đi, khoảng trán ở giữa hai hàng lông mày u uất, cái nhìn u ám.

Tôi đứng lên

“Dĩ Văn.” Anh ấy nói vậy khi nhìn thấy tôi.

“Em..em đến.” Tôi không biết nói như thế nào, những í nghĩ rối rắm khiến tôi bất giác hoảng sợ. nếu biết Mặc Sênhra đi vì câu nói của tôi, Dĩ Thâm sẽ như thế nào đây?
Dĩ Thâm dường như không để í đến vẻ bất thường của tôi, vẫn như mọi khi hỏi tôi có việc gì. Tôi lắc đầu.

Dĩ Thâm không nói gì, bảo tôi cùng đi ăn trưa. Chúng tôi đến căng tin.

Nếu không ra ngoài ăn tiệm, căng tin nhà trường là nơi chúng tôi thường đến, bởi vì Mặc Sênh rất thích món sườn xào chua ngọt ở đây, lần nào đến cũng xếp hàng chờ chỉ sợ không mua được. nhân viên ở đấy đều quen thuộc Mặc Sênh, thậm chí còn cho cô ấy nhiều hơn chút đỉnh, Mặc Sênh ăn không hết thường gắp từng miếng vào bát của Dĩ Thâm. Dĩ Thâm thực ra không thích đồ ngọt nhưng cũng không từ chối.

Trong bữa ăn Dĩ Thâm chỉ im lặng, không hề mở miệng, tôi cũng không dám nói gì. Xong bữa, ra nhà ăn, bỗng Dĩ Thâm bảo tôi: “Anh đi cùng em về trường.”

Thoạt nghe vậy tôi đã sung sướng phát điên, nhưng niềm vui ngay lập tức tiêu tan.
“Thẻ thư viện của Mặc Sênh ở chỗ em.”

“Cái gì?” tôi không hiểu.

Cuốn “Ngân hàng học tiền tệ” lần trước anh mượn cho em dùng thẻ của cô ấy, mượn xong anh kẹo luôn vào sách.” Anh ấy nói tên Mặc Sênh với thái độ bình thường, như nói tên một người bạn bình thường nào đó. không hiểu sao khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm.

“Thế ư?” Tôi ngẩn ngơ đáp.

Trên đường đi chúng tôi chẳng ai nó gì. Con đường hôm đó rất yên tĩnh, Dĩ Thâm vốn it nói, trước đây khi ba chúng tôi đi bên nhau, chỉ có Mặc Sênh ríu rít đủ thứ chuyên.

Đến trường của tôi, Dĩ Thâm đứng dưới đợi tôi chạy lên phòng.

Thời gian trước tôi cần viết chuyên đề về “Ngân hàng học tiền tệ.” , cuốn ở thư viện trường tôi đã cũ, tôi nhờ Dĩ Thâm mượn ở thư viện trường bên ấy. Phần của Dĩ Thâm trong sổ thư viện đã kín, nên anh ấy dùng thẻ của Mặc Sênh để mượn cho tôi.

Tôi trèo lên giường lấy ra cuốn “Ngân hàng học tiền tệ” lật vội xem, bên trong quả có tấm thẻ của Mặc Sênh, kẹp ở gần cuối cuốn sách, trước đó tôi không để í.

Trên thẻ là bức ảnh nhỏ của Mặc Sênh. Trong ảnh Mặc Sênh kết tóc đuôi sam, đôi mắt to cười tít trông như nửa vầng trăng, khuôn mặt rạng rỡ.

Nụ cười rất quen thuộc, trước đó không lâu tôi còn thường xuyên nhìn thấy.

Có lẽ là do thực sự vui sướng nên Mặc Sênh cười rất thoải mái, rất tự nhiên,cuốn hút, thấp thoáng lún đồng tiền trên má, vừa tinh nghịch vừa ngây thơ , khiến người ta bất giác cũng thấy vui lây.

Có lẽ Dĩ Thâm thích cô ấy cười như vậy.

Thực ra tôi cũng cười rất đẹp, nhưng không giống cô ấy.

Trong một thoáng, tôi muốn vứt cái thẻ đi, bảo với Dĩ Thâm là không tìm thấy. nhưng cuối cùng tôi cầm ra ngoài đưa cho Dĩ Thâm, nhìn anh ấy bỏ nó vào túi áo ngực.

“Cô ấy đã đi rồi.” Nhìn theo bóng dáng lỉu thủi của Dĩ Thâm, tôi thầm nói với mình.
Cười rạng rỡ như thế cũng chẳng có ích gì, người đã đi rồi, đã rút lui, dù Dĩ Thâm nhất thời lưu luyến, có buồn tí chút nhưng rồi cũng sẽ quên.

Ít nhất bấy giờ anh ấy cũng rất bình tĩnh.

Lúc đó tôi còn chưa hiểu một điều, có một kiểu bình thường có thể gọi là “sóng ở đáy sông”>

Không có Mặc Sênh, tôi và Dĩ Thâm trái lại còn ít gặp nhau hơn.

Không có người liên tục gọi điện bảo tôi sang bên trường, tôi chẳng tìm được lí do gì để sang bên đó.

Cho nên khi tôi phát hiện Dĩ Thâm hút thuốc rất dữ thì việc đó xảy ra khá lâu rồi.
Con trai hút thuốc là chuyện quá bình thường, tôi không muôn gắn nó với chuyện khác. Lúc mới biết chuyện tôi tự dối mình là do hoàn cảnh, bạn bè hút thì Dĩ Thâm cũng hút, chẳng có gì đặc biệt dù đây rõ ràng không phù hợp với tính cách của Dĩ Thâm.

Nhưng biết là một chuyện, tận mắt nhìn thây lại là chuyện khác. Một lần, tôi đến kí túc xá của anh ấy, tận mắt nhìn thấy Dĩ Thâm cùng đám bạn uống rượu say khướt. thực ra hôm đó là sinh nhật của một người bạn trong lớp, ai cũng uống rượu, không chỉ mình Dĩ Thâm,nhưng tôi không sao chịu đựng được chuyện đó.

Dĩ Thâm không phải là người tùy tiện, anh ấy vốn rất biết kìm chế, làm gì cũng có chừng mực. tôi rất muốn tự an ủi, chẳng qua anh ấy một phút vui cùng bạn vè thôi, k phải là mượn rượu quên sầu, nhưng sự u uất không thể che giấu trong đáy mắt Dĩ Thâm khiến tôi không thể tự lừa dối mình hơn nữa.

Nhiều điều trước đây tôi không nhìn thấy, hình như chính vào lúc đó bắt đầu hiện lên rõ ràng. Dần dần tôi mới nghĩ ra. Mỗi khi Dĩ Thâm nói đến chuyện Mặc Sênh đeo bám anh ấy, trong mắt Dĩ Thâm luôn thấp thoáng nu cười.

Có những lúc cô ấy đến muộn Dĩ Thâm cũng tỏ ra sốt ruột không yên.

Dù Mặc Sênh làm bao chuyện ngốc nghếch đến đâu, Dĩ Thâm cũng chỉ cau mày giúp cô ấy thu xếp.

Còn rất nhiều, rất nhiều chi tiết khác nữa, tại sao trước đây tôi không nhìn thấy.
Tôi trào nước mắt, không biết vì sao.

Thì ra Dĩ Thâm chỉ cố gắng tỏ ra bình tĩnh bên ngoài, bây giờ khi uống say, anh ấy không gắng gượng được nữa, tất cả đều lộ ra.

Khi Dĩ Thâm tỉnh rượu tôi đã bĩnh tĩnh trở lại, tôi chỉ nói với anh ấy bằng giọng buồn rầu: “Anh như thế này không chỉ bố mẹ em buồn mà cô chú dưới suối vàng nếu biết cũng rất đau lòng”

Em cũng rất buồn, Dĩ Thâm anh biết không?

Dĩ Thâm im lặng, mắt cụp xuống, cố lấy lại bình tĩnh. Một lúc sau mới nói giọng hoàn toàn tỉnh táo: “Em nói đúng, anh không có tư cách buông thả bản thân.”

Vậy là anh ấy trở lại là một Dĩ Thâm mực thước, nhưng tôi cảm thấy có chỗ nào đó không giống Dĩ Thâm trước đây.

Nhưng đó là cái gì thì tôi không nói ra được

Quạn hệ giữa tôi và Dĩ Thâm đại loại là như thế.

Có lẽ Mặc Sênh chưa kịp nói với Dĩ Thâm điều tôi đã nói với cô ấy, bởi vì Dĩ Thâm không hề nhắc đến chuyện đó.

Mà tôi không có can đảm hỏi anh ấy.

Tôi bằng lòng với thực tại. giữa tôi và Dĩ Thâm bây giờ hình như lại trở lại tình trạng trước đây, trước khi Mặc Sênh xuất hiện. Giữa chúng tôi không có tiến triển nhưng cũng không có người thứ ba.

Thực ra tôi rất yếu đuối, không dám chủ động theo đuổi, chỉ hi vọng có ngày anh ấy nhận ra và quay trở lại.

Nhưng nỗi cô đơn mỗi ngày thêm nặng nề.

Tôi đối với cũng tốt, nhưng như vậy lại khiến tôi không có bạn thân. Sau khi Mặc Sênhđi, không có ai rủ tôi đi phố, không có ai nhiệt tình khen bộ đồ mới của tôi,m cũng không có ai gọi điện báo trước cả tháng sắp đến ngày sinh nhật tôi… Toi cũng lờ mò cảm thấy thực ra tôi cũng rất thích cô ấy.

Chỉ có điều giữa chúng tôi có Dĩ Thâm.

Mấy năm đại học của tôi trôi qua đơn điệu như vậy, ngày nọ tiếp ngày kia chẳng có gì mới mẻ. cho đến khi tốt nghiệp tôi vẫn một mình. Bọn con gái lớp toi đều ngạc nhiên. Nhiều đứa bạn cùng lớp vừa ra trường là tổ chức đám cưới, chúng tôi thường nói đùa: “Một tay cầm bằng tốt nghiệp, một tay cầm giấy đăng kí kết hôn. Vừa liên oan chia tay đã lại đi ăn tiệc cưới.” Chuyện này trở thành giai thoại một thời.

Khi lĩnh tháng lương đầu tiên, tôi mời Dĩ Thâm đi ăn hiêu. Trong lúc tôi kể cho anh nghe câu chuyện trên như một câu chuyện cười. Dĩ Thâm nghe xong có vẻ thảng thốt, buột miện nói: “Thực ra , anh cũng định sau khi tốt nghiệp sẽ làm lễ cưới.”

Tôi kinh ngạc nhìn anh.

Hình như lúc đó Dĩ Thâm mới í thức được điều anh ấy vừa nói, mắt anh thoáng buồn.

Từ lúc đó cả hai chúng tôi đều không nói gì thêm.

Tôi dần bình tĩnh lại, nói: “Dĩ Thâm, vừa rôi em về thăm mẹ, mẹ hỏi anh đã có người yêu chua. Anh cũng nên có bạn gái đi thôi.”

Khi nói câu đó tôi hoàn toàn thực lòng. Bốn năm đại học hoàn toàn cô đơn làm cho tôi hiêu ra. Sau khi Mặc Sênh ra đi, có thể rồi đây Dĩ Thâm sẽ yêu người khác, nhưng tuyệt nhiên không phải là tôi.

Tôi cũng không còn là Hà Dĩ Văn ngày xưa, bây giờ tôi thực sự mong anh ấy có thể yêu một cô gái nào đó. lần sau tôi sẽ thực lòng chúc phúc cho hai người.

Dù rất đau lòng.

Dĩ Thâm chỉ ậm ừ, k muốn nói chuyện đó.

Bữa ăn trôi quá trong những câu chuyện vụn vặt không đâu vào đau. Lúc thanh toán tiền,dù tôi mời nhưng Dĩ Thâm vẫn một mực đòi trả tiền.

Trong khi chờ đợi nhà hàng trả tiền lại, Dĩ Thâm đi vào nhà vệ sinh, khi họ thanh toán xong anh ấy vẫn chưa trở ra. Thấy áo khoác của Dĩ Thâm vắt trên tay ghế, tôi lây ví anh trong túi áo khoác bỏ tiền thừa vào đó.

Mở ví, tôi nhìn thấy bức ảnh đó.

Hình như nó được lấy ra từ hồ sơ nào đó, ở một góc vẫn còn dấu nổi.

Cô gái trong ảnh tết tóc đuôi sam, đôi mắt to cười tít trông như nửa vần trăng, khuôn mặt rạng rỡ.

Nụ cười quen thuộc, nhưng đã lâu tôi không nhìn thấy…

Khi Dĩ Thâm quay lại, tôi vẫn tần ngần cầm cái ví trên tay. Không kịp để vào chỗ cũ, tôi bỏ tiền thừa vào ví rồi đưa cho anh.

“tiền thừa.” Tôi nói.

“Ừ.” Dĩ Thâm gật đầu, vẫn thái độ bình thản như mấy năm trước, khi Mặc Sênh mới đi.

Vào lúc đó tôi chợt hiểu ra í nghĩ của thái độ bình thản đó.

Bình thản bởi vì đã quyết đinh.

Quyết định là sẽ chờ.

Đối với một số người, vết thương sẽ lành dần theo thời gian, ví dụ như trương hợp của tôi.

Đối với một số người thời gian chỉ càng làm cho vết thương thêm rỉ máu, như với Dĩ Thâm.

Thì ra những năm đó, sự bình thản của Dĩ Thâm chỉ là bề ngoài, có một loại vết thương nó xâm nhập vào xương tủy và hoành hành ở nơi không ai nhìn thấy.

Ra khỏi nhà hàng , chúng tôi đi bộ đến bến xe bus. Lúc đo Dĩ Thâm vừa công tác được vài năm, tôi cũng vừa đi làm nên chưa có điều kiện về kinh tế, phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là xe bus.

Dứng đợ một lát thì xe cảu tôi đến, khi xe vừa dừng lại, Dĩ Thâm đột nhiên gọi tôi:’
“Dĩ Văn.”

Tôi quay lại nhìn anh.

Trong hoàng hôn lãng đãng, ánh sáng cuối cùng của ngày bao trùm lên anh, tôi bỗng thấy Dĩ Thâm cô đơn hơn bao giờ hết.

“Sau này em sẽ hiểu, ở nơi nào đó trên thế giới này có cô ấy xuất hiện, những người khác chỉ là tạm bợ.” Anh ấy nói: “Anh không muốn tạm bợ.”

Xe chuyển bánh, hình ảnh Dĩ Thâm mờ dần trước mắt tôi.

Trong đầu tôi văng vẳng lên câu nói của Dĩ Thâm – sau này em sẽ hiểu, ở nơi nào đó trên thế giới này nơi có cô ấy xuất hiện, những người khác đều chỉ là tạm bợ.

Việc gì phải đợi đến sau này, tôi vẫn luôn biết điều đó,

Chỉ có điều tôi cũng không muốn tạm bợ.

Vì vậy trong cái thành phố đầy ắp người này, trái tim của chúng tôi vẫn cô đơn một cách bướng bỉnh.

Mỗi người đều bận rộn công việc của mình, chúng tôi ngày càng ít liên hệ với nhau hơn cả lúc còn học đại học.

Trước đay tôi luôn sợ cái ngày này, nhưng cuối cùng nó vẫn đến.

Thực ra hình như cũng chẳng có gì.

Tôi không đau buồn nữa.

Bởi vì đã quen.

Dĩ Thâm cho tôi rất nhiều thời gian để quen.

Về sau có một lần Dĩ Thâm đến công ty để cùng về thăm cha tôi bị ốm, một cô bạn ở côn ty nhìn thấy Dĩ Thâm khi anh ấy đứng chờ tôi ngoài cổng.

Hôm sau cô ta hỏi tôi anh ấy là ai, cô ấy còn hỏi anh ấy có người yêu chưa.

Tôi nói anh ấy đã có người yêu rồi nhưng đang ở Mỹ.

Cô ấy tỏ vẻ thất vọng nhưng có vẻ không cam tâm nói: “Khoảng cách là kẻ thù của tình yêu, chẳng có gì đảm bảo.”

“Không đâu, họ nhất định sẽ cùng nhau…” Không hiểu tại sao tôi lại tin chắc như vây: “Cô ấy sẽ trở về.”

cô ta không tin: “Dĩ Văn, cậu không phải là cô ấy, sao cậu biết.”

tôi không trả lời.

nhưng tôi đã nhiều lần tự nói với mình, làm sao có thể cô ấy có thể không trở lại?

Dĩ Thâm vẫn đang chờ kia mà!

Chỉ có điều chúng tôi không ngờ lại lâu như vậy, chờ đợ không đáng sợ, cái đáng sợ nhất là không biết phải chờ đến bao giờ.

Một năm, hai năm…năm thứ năm… năm thứ sáu.

Năm thứ bảy.

Hôm đó tôi mang đến cho Dĩ Thâm chai tương quả do mẹ tôi làm , khi bỏ vào tủ lạnh thấy tủ trống không, chẳng có gì ăn được, vậy là tôi kéo Dĩ Thâm đi siêu thi.

Ngày cuối cùng siêu thị đông nghẹt.

Chúng tôi vừa đi vừa chuyện phiếm, lần gặp mặt cách đây đã hơn hai tháng.

Sau đó tôi nghe thấy có tiếng đồ đạc gì đó bị đổ.

Bất giác quay đầu lại.

Trong tiếng hàng đổ tôi nhìn thấy cô ấy.

Từ lần cuối gặp nhau ở nhà hàng Mcdonald, đã bảy năm trôi qua, tôi dột nhiên thấy quãng thời gian dằng đẳng như vậy chỉ như khoảnh khắc của một cái quay đầu.

Cuộc đời là dâu bể.

Cái thay đổi chỉ là trai tim ngày càng chai sạn của tôi, cái thay đổi chỉ là cái vỏ bề ngoài càng như hóa đá của Dĩ Thâm.

Còn cô ấy hầu như không thay đỏi.

Vẫn nụ cười vô tư.

Hôm đó về đến nhà, ngồi trên ghế sofa, nhìn trời sáng dần qua cửa sổ.

Do bận công việc, căn nhà thuê đã lâu không sử, chậy hoa trên ban công mua về để đấy, không biết đã ra hoa tự lúc nào, vài cánh đã tàn phất phơ trước gió, chỉ còn một cánh màu dỏ trên đài hoa nhỏ xíu màu tím nhạt.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy mình giống như loài hoa không biết tên này.

Lặng lẽ ra hoa, lặng lẽ tàn, ngày tháng trôi qua không ai hỏi thăm
Từng chút, từng chút một


1.Chuyện bức ảnh.
Một hôm luật sư Hà Dĩ Thâm phát hiện bức ảnh trong ví mình đã bị thay bằng bức chân dung mới chụp của người ấy.
Về nhà hỏi người ấy.
Người ấy nói thẳng:
- Lúc nào anh cũng nhìn ảnh em lúc em mười chín tuổi, rồi lại nhìn em bây giờ, sẽ thấy em ngày càng già.
Từ ngày lấy chồng luật sư người ấy ngày càng biết ăn nói!

2. Chuyện đặt tên cho con.
Một hôm Mặc Sênh ngồi đợi nồi canh xương hầm trên bếp, bỗng cảm thấy nhàm chán mới quyết định tìm việc nào đó có ý nghĩa để làm, ví dụ đặt tên cho con.
Vậy là lôi ra cuốn từ điển dày cộm loay hoay tra cứu, cảm thấy đặt tên con đúng là một công việc khó khăn, đặt một cái tên âm ý hài hòa, vừa hay vừa có ý nghĩa, quả là không dễ.
Bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu, Mặc Sênh nghĩ ra cách đặt tên con rất đơn giản.
Họ của bố, tên của mẹ, thêm một chữ, tên lập tức hiện ra – Hà Mộ Sênh.
Vừa đẹp vừa hay.
Quan trọng là rất ý nghĩa.
Mặc Sênh đắc ý, chạy vào phòng sách, viết lên giấy chìa trước mặt Dĩ Thâm.
Dĩ Thâm liếc nhìn nhướn mày, lấy bút sửa một chữ: chữ Mộ sửa thành chữ Tất
Hà Tất Sênh.
Hà Tất Sinh??!
Mặc Sênh tiu nghỉu xị mặt, buồn cả phần con.
“Con đáng thương, con chưa ra đời đã bị bố chê!”.

3. Thổ lộ
Lại một ngày khác.
Dĩ Thâm trong lúc giải lao giữa giờ làm việc, bỗng nhớ ra hình như mình chưa nói với người ta ba “chữ đó”.
Vừa đúng lúc người ta vào phòng tìm sách đọc.
Kéo người ta vào lòng, để ngồi trên đầu gối, siết người ta vào lòng, tì cằm vào cổ người ta nói âu yếm
- Giở sách giúp anh
- Ứ - Mặc Sênh nhướng cặp lông mày thanh tú, nhìn tập tài liệu trên bàn. Coi như hiểu anh muốn mình làm gì.
- Đồ lười!
Tuy luôn được chiều chuộng Mặc Sênh vẫn kiên nhẫn giở đến trang 14, nhưng không kiềm được liền trách:
- Dĩ Thâm, anh lười quá.
- Hừm… - Có lẽ Dĩ Thâm quyết định lười đến cùng - Câu đầu tiên, đoạn đầu tiên, gạch chân hộ anh.
Mặc Sênh lấy bút bi vạch một đường thẳng dưới câu đó.
“Nghiên cứu của giới tư pháp học quốc tế nước ta đối với vấn đề này vẫn luôn thừa kế quan điểm của J.H.Mori nhà luật học người Anh”.
- Dòng thứ ba từ dưới lên.
“Em đi gặp cảnh sát, có biết qui định ở đây đối với những việc như thế này không?”
“Thế là thế nào? Hình như là đoạn đối thoại trong một vụ án, tại sao phải gạch chân?”
Lại lật thêm mấy trang nữa theo yêu cầu của Dĩ Thâm.
- Còn một từ ở giữa chưa tìm thấy - Dĩ Thâm thầm thì.
Mặc Sênh hoàn toàn không hiểu.
- Tìm cuốn khác vậy - Dĩ Thâm giơ tay rút một cuốn tạp chí trên giá sách.
“Hình như đó là số đặc biệt của tạp chí phụ nữ, anh ấy quan tâm đến loại tạp chí đó từ bao giờ nhỉ?”
- Trang này, đoạn thứ ba, câu đầu tiên.
- Ồ, xem báo cũng phải gạch chân nôi dung trọng điểm sao?
“Vào mùa xuân, Anh thường thích ra ngoại ô chơi vào những ngày nghỉ, trời xanh không thể tưởng tượng…”
- Dòng thứ năm... Câu cuối cùng.
“Nó yêu mày này… anh mỉm cười véo mũi tôi…”
- Câu cuối cùng.
“Nhất định lúc chín giờ em sẽ nhìn thấy anh từ đây đi ra”.
- Cái gì sao lung tung lộn xộn thế? - Mặc Sênh vừa gạch chân những hàng chữ theo tay chỉ của Dĩ Thâm, bắt đầu ngáp.
Dĩ Thâm không nói nữa, nhẹ nhàng áp má mình vào mái tóc mềm mại thoảng mùi hương.
- Mặc Sênh?
- Ứ - Trả lời mơ hồ, giọng buồn ngủ.
Dĩ Thâm bế vợ lên giường, đắp chăn cẩn thận, đứng ngắm hồi lâu gương mặt phụng phịu như trẻ nhỏ, đoạn cuối xuống vầng trán rộng trắng xanh:
- Ngủ ngon nhé, ngốc ạ!

Next trang 7 >>

Giới Thiệu Wap Đọc Truyện

đọc truyện hay và mới nhất hiện nay, cập nhật toàn bộ các đầu truyện đã full, đang viết. Giới thiệu đầy đủ chi tiết nhất cho các bạn có nhiều sự lựa chọn khi đọc những thể loại mà mình yêu thích, mong rằng wapsite sẽ giúp ích cho các bạn.!!!